Cúm A và Covid-19 đều là những bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp với 1 số triệu chứng giống nhau chính vì vậy nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này.
Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân biệt Cúm A và Covid-19 qua bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Hậu
I. Dấu hiệu nhận biết Covid và Cúm A
1. Cúm A là loại bệnh thường mắc phải vào thời điểm giao mùa và gây ra bởi các virus như A/H3N2, A/H5N1, A/H1N1, A/H7N9 Cúm A có thể biểu hiện bởi tình trạng nhiễm trùng tai, đặc biệt dễ thấy ở trẻ em, các triệu chứng tiêu biểu thường thấy của Cúm A bao gồm ù tai, đau tai, khó nghe, 1 số ít trường hợp bệnh nhân bị Cúm A sẽ có dấu hiệu tiêu chảy. Đây đều là những dấu hiệu thường thấy nhất của Cúm A và đặc biệt dễ gặp ở đối tượng là trẻ em. Các dấu hiệu khác của Cúm A có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em bao gồm mất nước, sốt và khó tiêu, đau bụng. Những bệnh nhân bị mắc Cúm A thường trải qua cảm giác khó thở hay đau cơ ngực đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh nền về tim. Trong một số trường hợp nghiêm trọng không được chữa trị kịp thời Cúm A có thể gây viêm phế quản, viêm phổi và để lại các biến chứng nguy hiểm.
2. Covid-19 là loại bệnh không còn xa lạ đối với tất cả mọi người và chủng gây bệnh Covid là chủng virus hoàn toàn mới được gọi là Virus corona hay còn được gọi là SARS-CoV-2. Covid-19 gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn nhiều và khả năng bệnh nhân bị tử vong cũng cao hơn cúm A. Các dấu hiệu điển hình của Covid – 19 bao gồm, sốt cao, đau họng, ho khan, người bị đau mỏi, thở nhanh, ớn lạnh, đau đầu, khó thở, tức ngực, mất vị giác/khứu giác, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm Covid – 19 nhưng không có các triệu chứng bệnh như kể trên vì vậy vẫn có thể lây truyền bệnh cho người khác.
II. Làm sao để phân biệt cúm A và COVID-19?
Hiện nay có 1 số cách để phân biệt Cúm A và Covid-19 thông qua triệu chứng bệnh, thời gian xuất hiện triệu chứng, khả năng lây bệnh và các biến chứng của bệnh.
1. Triệu chứng
Covid-19 | Cúm A |
– Ho khan. – Cánh tay bị đau nhức – Mỏi cơ chân – Tức ngực. – Ớn lạnh, rét run – Sốt cao. – Đau mỏi người. – Tiêu chảy. – Mệt mỏi. – Đau họng. – Buồn nôn. – Mất vị giác hoặc khứu giác. – Đau đầu. – Thở nhanh hoặc khó thở. |
– Hắt xì. – Đau họng. – Sốt. – Ho, sổ mũi hay tắc mũi. – Đau đầu. – Ớn lạnh. – Đau nhức toàn thân. – Mệt mỏi. |
2. Thời gian xuất hiện triệu chứng kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh
– Cúm A: bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng đột ngột và các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 1-2 tuần kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh.
– Covid-19: khác với cúm A, bệnh nhân bị covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng trong vòng 2-14 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh.
3. Khả năng và con đường lây bệnh
– Cúm A: quá trình lây lan bệnh Cúm A thường là do sự tiếp xúc gần khi giao tiếp khiến các giọt bắn từ nước bọt, dịch nhờn khi ho, hắt hơi,..đều chứa virus gây bệnh và từ đó làm lây lan bệnh. Cúm A cũng có thể lây lan qua các bề mặt như đồ vật có dính virus khi dùng chung với bệnh nhân. Khả năng sống sót của virus Cúm A lâu hơn so với Covid-19, thường từ 12-48 giờ.
– Covid-19: khả năng lây bệnh của Covid-19 dễ dàng hơn và có khả năng lây lan rộng, dễ tạo thành dịch hơn so với cúm A. Loại bệnh Covid-19 chủ yếu bị lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, gần với bệnh nhân, qua giọt bắn hay hắt hơi khi nói,ho,..Covid-19 cũng có thể lây bệnh qua các bề mặt đồ vật sau đó người khác sử dụng các đồ vật này tiếp xúc với miệng, mắt hay mũi.
4. Biến chứng
– Cúm A thường không gây các biến chứng nghiêm trọng tuy nhiên 1 số trường hợp có thể gây viêm tai và dẫn đến tình trạng viêm phổi.
– Covid-19 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn Cúm A bao gồm hội chứng suy hô hấp cấp, viêm phổi nặng, suy tim, thận, giảm chức năng cơ tim, viêm mạch máu và dẫn đến tử vong.
Trên đây là những cách giúp chúng ta phân biệt Cúm A và Covid-19 đã được chúng tôi tổng hợp lại một cách ngắn gọn và đầy đủ nhằm cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Mong rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp thêm những kiến thức, thông tin quý giá tới quý bạn đọc.
Nguồn:
Kính chúc Quý Thầy/Cô, Sinh viên nhiều sức khỏe!