Tổng hợp những câu hỏi thường gặp của người học

29850

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO

  • 1. Trong quá trình học tại Cơ sở II thì sinh viên thường làm việc với các đơn vị nào?

    Các đơn vị mà sinh viên thường liên quan nhiều nhất gồm:

    1. Ban Quản lý Đào tạo - Phòng A006: xử lý các vấn đề liên quan đến đào tạo, lịch học, lịch thi, đăng ký và rút tín chỉ, quản lý, xác minh và cấp phát văn bằng tốt nghiệp, kết quả học tập, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp… Ban QLĐT có đội ngũ chuyên viên phụ trách khóa để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tại Trường.

    + Website Quản lý Đào tạo: //qldt.ekapverden.com (Hoặc địa chỉ )

    + Fanpage Quản lý Đào tạo: //www.facebook.com/ftu2.qldt (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là “FTU2 - Quản lý đào tạo”)

    2. Ban Công tác chính trị và sinh viên - Phòng A202: xử lý các vấn đề về đánh giá rèn luyện, quản lý sinh viên ngoại trú, cấp các giấy chứng nhận để sinh viên đi nước ngoài, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự….. làm thẻ sinh viên. Quản lý hộp thư góp ý và các kênh tiếp nhận phản ánh từ người học của Cơ sở II. Fanpage Ban CTCT&SV:

    3. Ban Quản trị thiết bị - Phòng A110: quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phòng học, vệ sinh, bãi xe....

    4. Giáo viên chủ nhiệm: Vào đầu mỗi học kỳ Cơ sở II sẽ gửi thông báo về việc phân công Giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp, Giáo viên chủ nhiệm sẽ hỗ trợ sinh viên về các vấn đề học thuật, ngành nghề, định hướng nghề nghiệp và các vấn đề khác trong quá trình học tập.

    5. Đoàn TN – Hội SV là đầu mối tổ chức các hoạt động, phong trào sinh viên, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, sinh viên nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt.

    6. Ngoài ra các Ban, Bộ môn là các đơn vị hỗ trợ sinh viên về các vấn đề liên quan. Sinh viên có thể tham khảo thông tin tại phần 1.2 về Cơ cấu tổ chức Cơ sở II

    Bên cạnh đó, khi sinh viên có ý kiến góp ý hay phản ánh về bất cứ vấn đề nào trong quá trình học tập, sinh viên có thể gửi tới Nhà trường thông qua Hòm thư góp ý được đặt trong khuôn viên Cơ sở II hoặc hình thức gửi trực tuyến trên Fanpage FTU Connect hoặc mục Phản ánh trên website Cơ sở II:

    + FTU Connect:

    + Phản ánh:

    Sinh viên theo dõi câu trả lời các vấn đề thắc mắc, góp ý tại mục “Phản hồi” trên website CSII tại đường link.

  • 2. Nếu có vướng mắc về quá trình đào tạo, bảng điểm, tốt nghiệp… thì sinh viên phải liên hệ với ai

    Sinh viên muốn khiếu nại, thắc mắc về vấn đề liên quan tới đào tạo, văn bằng, tốt nghiệp, học bổng.... thì liên hệ trực tiếp với bộ phận chức năng đó để trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đối với các vấn đề liên quan đến đào tạo thì sinh viên liên hệ Ban quản lý Đào tạo theo 1 trong 3 cách sau:

    1. Cách 1: Trình bày thắc mắc, khiếu nại qua email.

    - Sinh viên gửi email đến chuyên viên phụ trách khóa, gửi CC cho Trưởng, phó Ban Quản lý đào tạo để nắm tình hình thực hiện.

    - Khi gửi email, sinh viên phải ghi rõ họ tên, mã số sinh viên, khối/lớp, SĐT

    - Các email cần biết:

    + ThS Trần Quốc Đạt - Trưởng Ban QLĐT – tranquocdat.ekapverden.com

    + ThS Bùi Văn Yến - Phó Trưởng Ban QLĐT - buivanyen.ekapverden.com

    + ThS Trần Thị Ngọc Anh - Chuyên viên phụ trách khóa K57 - tranthingocanh.ekapverden.com

    + ThS Trần Thị Thu Thủy - Chuyên viên phụ trách khóa K58- tranthithuthuy.ekapverden.com

    + Dương Thu Hương – Chuyên viên phụ trách khóa K59 - duongthuhuong.ekapverden.com

    + Võ Thị Phương Uyên- Chuyên viên phụ trách khóa K60 – vothiphuonguyen.ekapverden.com

    2. Cách 2: Liên hệ trực tiếp với chuyên viên phụ trách khóa tại Ban QLĐT (Phòng A006) để được hướng dẫn. 3. Cách 3: Sinh viên gửi tin nhắn qua:

    - Website Quản lý Đào tạo: //qldt.ekapverden.com (Hoặc địa chỉ )

    - Fanpage Quản lý Đào tạo: (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là “FTU2 - Quản lý đào tạo”).

  • 3. Trong trường hợp, phụ huynh và sinh viên thấy cách xử lý của Cơ sở II vẫn chưa được thỏa đáng thì liên hệ với Nhà trường như thế nào?

    Sinh viên cần trình bày rõ cho phụ huynh các quy chế, quy định của Nhà trường có liên quan đến vấn đề và cách thức xử lý của Cơ sở II là có đúng quy định hay không. Nếu Cơ sở II đã xử lý đúng quy định thì sinh viên phải báo cáo đầy đủ với phụ huynh và đề nghị phụ huynh không liên hệ với Cơ sở II để xin xem xét hay xử lý linh hoạt vì Cơ sở II phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định, quy chế. Trong trường hợp các bộ phận chức năng của Cơ sở II xử lý không đúng quy định hiện hành, sinh viên viết đơn, nêu rõ sự việc, các căn cứ pháp lý để khẳng định các bộ phận chức năng đã xử lý không đúng quy định, nộp đơn cho Giáo viên chủ nhiệm. Ban Quản lý Đào tạo có trách nhiệm xử lý đơn thư theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định.

    Sau khi đơn thư đã được giải quyết (lần 2) nhưng phụ huynh vẫn thấy chưa thỏa đáng thì có thể đến Trường để trao đổi với các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, trước khi đến làm việc với các bộ phận chức năng của Cơ sở II, phụ huynh cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về tình hình chấp hành quy định của sinh viên, các quy định có liên quan của Nhà trường và đơn đề nghị giải quyết sự việc của sinh viên đã có ý kiến trả lời của Ban Quản lý Đào tạo. Phụ huynh không liên lạc với các bộ phận chức năng của Cơ sở II qua điện thoại vì việc trao đổi thông tin này thường không được đầy đủ và chi tiết.

  • 4. Nếu cần nắm bắt, cập nhật các thông tin về quy định, thông báo của Nhà trường có liên quan đến SV hoặc các hoạt động khác trong trường thì SV có thể tiếp cận ở đâu?

    Một số nguồn thông tin sau đây học viên, sinh viên cần truy cập, tiếp cận thường xuyên để nắm thông tin:

    - Website của Trường: 

    - Website của Cơ sở II: //ekapverden.com

    - Website Quản lý Đào tạo: //qldt.ekapverden.com (Hoặc địa chỉ )

    - Fanpage Quản lý Đào tạo:  (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là "FTU2 - Quản lý đào tạo")

    - Bảng thông báo của Ban Kế hoạch – Tài chính (các thông tin về học phí, học bổng...)

    - Bảng tin Đoàn – Hội.

  • CÁC VẤN ĐỀ VỀ HỌC BỔNG VÀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

  • 1. Sinh viên nộp học phí như thế nào?

    Đối với kỳ nhập học đầu tiên Sinh viên có thể nộp học phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (theo giấy báo nhập học)

    Đối với các học kỳ còn lại: Sinh viên nộp học phí qua ngân hàng tương ứng với khối lượng học tập đã đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống mạng Internet theo thông báo của Nhà trường.

  • 2. Nhà trường có các loại học bổng nào dành cho sinh viên?

    Căn cứ vào quỹ học bổng hàng năm, mỗi học kỳ Cơ sở II tổ chức xét học bổng cho sinh viên dựa vào kết quả học tập. Những loại học bổng khuyến khích học tập Nhà trường dành cho sinh viên như sau:

    - Học bổng KKHT dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt (học bổng A)

    - Học bổng KKHT dành cho sinh viên chương trình đặc biệt (học bổng B). Sinh viên được nhận học bổng A vẫn được xét để nhận học bổng B

    - Học bổng KKHT dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt (học bổng C) - là học bổng dành cho các sinh viên có két quả học tập tốt nhưng chưa đạt học bổng A và B

    - Học bổng KKHT dành cho sinh viên thủ khoa đầu vào, đầu ra (học bổng D)

    - Học bổng KKHT dịp Tết Nguyên đán dành cho sinh viên có hoàn cảnh khóa khăn đạt kết quả học tập tốt (học bổng E)

    Ngoài các loại học bổng khuyến khích của Nhà trường, sinh viên còn có nhiều cơ hội nhận học bổng từ các doanh nghiệp, các tổ chức như chính phủ Nhật Bản. Sinh viên cần theo dõi các trang thông tin của Cơ sở II cũng như nhận thông báo từ Nhà trường để kịp thời nộp đơn xin học bổng của doanh nghiệp.

  • 3. Nếu không nộp học phí hoặc đóng học phí muộn thì sinh viên bị xử lý thế nào?

    Nếu không đóng học phí hoặc đóng học phí muộn sinh viên sẽ không được đăng ký tín chỉ cho học kỳ tiếp theo, đồng thời, sẽ bị trừ điểm rèn luyện theo quy định của Nhà trường

  • 4. Sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa có tiền nộp học phí khi Nhà trường thông báo đóng học phí thì phải làm gì?

    Sinh viên viết Đơn xin xem xét gia hạn thời gian đóng học phí và nộp cho Giáo viên chủ nhiệm trước khi hết hạn nộp học phí (sinh viên có thể kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương về việc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nếu có).

  • 5. Nếu sinh viên được nhận học bổng từ kinh phí của trường hoặc các khoản phụ cấp, tiền thưởng khác của trường dành cho sinh viên thì sinh viên nhận ở đâu?

    Nhà trường sẽ chuyển các khoản học bổng, phụ cấp, tiền thưởng,… từ nguồn kinh phí của trường cho sinh viên thông qua tài khoản của sinh viên. Sinh viên không nhận tiền mặt trực tiếp.

  • 6. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thì có được miễn giảm học phí không hoặc hỗ trợ kinh phí học tập không?

    Câu 1: Quy định về miễn, giảm học phí:

    1. Đối tượng (căn cứ Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo)
    2. Miễn, giảm học phí

    - Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

    - Sinh viên bị khuyết tật;

    - Sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên);

    - Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

    - Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định;

    - Sinh viên không có nguồn nuôi dưỡng đang học giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số  ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

    - Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (giảm 70% học phí);

    - Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên (giảm 50% học phí).

    1. Hỗ trợ chi phí học tập

    Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

    * Lưu ý: Không áp dụng đối với sinh viên Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo tín chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.

    1. Hồ sơ

    - Đơn đề nghị miễn giảm học phí (theo mẫu đính kèm)

    - Giấy khai sinh (bản sao chứng thực)

    - Các giấy tờ có liên quan (bản sao chứng thực)

    1. Đơn vị nhận hồ sơ: Ban CTCT&SV.
    2. Thời gian nộp hồ sơ: đầu mỗi học kỳ (Tháng 08 và tháng 02) khi có thông báo của Cơ sở II.

    Câu 2: Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được miễn, giảm học phí không?

    Theo quy định của Nhà nước, sinh viên phải thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo của năm xét miễn, giảm học phí và thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

    - Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật

    - Sinh viên là người dân tộc thiểu số

  • CÁC VẤN ĐỀ VỀ Y TẾ VÀ BẢO HIỂM

  • 1. Sinh viên có bắt buộc tham gia Bảo hiểm y tế hay không?

    Theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT. Trường hợp sinh viên thuộc diện được cấp thẻ ở địa phương hoặc đã tham gia theo hộ gia đình thì photo thẻ BHYT nộp cho Bộ phận y tế (phòng A008) khi có Thông báo và không phải tham gia BHYT tại trường nữa.

  • 2. Sinh viên bị mất thẻ BHYT, thông tin trên thẻ bị sai có được cấp lại thẻ BHYT hay không?

    Mọi trường hợp mất thẻ, thẻ in sai thông tin hoặc các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm y tế sinh viên liên hệ trực tiếp Bộ phận y tế (phòng A008) để được hướng dẫn và cấp lại thẻ BHYT.

    Địa chỉ liên hệ: 028 3512 7254 (số nội bộ 308 - 309) hoặc:

    - Cô Võ Thị Sâm: 0979 894 879 - Email: vothisam.ekapverden.com

    - Cô Chu Thị Xuân Hạ: 0848 717 757 - Email: chuthixuanha.ekapverden.com

  • 3. Không tham gia bảo hiểm y tế thì sinh viên bị xử lý thế nào?

    Việc không tham gia bảo hiểm y tế là vi phạm quy định của Nhà nước nên sinh viên phải đăng ký mua bổ sung. Ngoài ra sinh viên sẽ bị xem xét trừ điểm rèn luyện và Nhà trường sẽ thông báo với gia đình để phối hợp thực hiện đúng và đầy đủ quy định của Nhà nước

  • 4. Sinh viên bị ốm, mệt có thể được chăm sóc sức khỏe tại trường không?

    Nếu bị mệt hoặc gặp các bệnh thông thường, sinh viên có thể liên hệ bộ phận Y tế để được thăm khám sơ bộ, nghỉ ngơi và nhận thuộc bổ, thuốc thông thường như thuốc ho, cảm cúm, giảm đau….

  • 5. Việc tham gia bảo hiểm tai nạn học sinh sinh viên có lợi ích gì dành cho sinh viên?

    Khi tham gia bảo hiểm tai nạn, sinh viên sẽ được bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian học tại trường - tối đa 4 năm. Trong trường hợp không may gặp tai nạn và thuộc các trường hợp được bảo hiểm thì sinh viên có thể được bồi thường tối đa 25 triệu đồng/năm cho các chi phí cấp cứu, chi phí điều trị, chi phí bồi dưỡng.

    - Thủ tục yêu cầu trả tiền bảo hiểm:

    + Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm;

    + Giấy xác nhận sinh viên đã tham gia bảo hiểm;

    + Biên bản tai nạn có xác nhận của Nhà trường, của chính quyền địa phương hoặc của công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn;

    + Xác nhận điều trị của cơ quan y tế (giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đến việc điều trị tai nạn).

  • CÁC CÂU HỎI VỀ VIỆC THAM GIA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN VÀ CÁC CÂU LẠC BỘ

  • 1. Tân Sinh viên có thể tham gia những Câu lạc bộ - Đội - Nhóm nào khác trực thuộc Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Cơ sở II trường ĐH Ngoại thương?

    Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đều có những câu lạc bộ và đội nhóm trực thuộc với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.

    TT Đơn vị quản lý Câu lạc bộ Fanpage
    1 Đoàn thanh niên Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – RCS
    2 Câu lạc bộ Tổ chức Sự kiện và Phát thanh – FTU Zone
    3 Đội Tuyên truyền Ca khúc Cách mạng - TCM
    4 Câu lạc bộ Lý Luận Trẻ
    5 Câu lạc bộ Luật Thương mại Quốc tế
    6 CLB Đổi mới và Sáng tạo
    7 Applied Math & Data Science Club
    8 Students' Companion Club
    9 Hội sinh viên Câu lạc bộ Truyền thông – FTUNEWS
    10 CLB Kỹ năng doanh nhân – AC
    11 Câu lạc bộ Marketing – Creatio
    12 Câu lạc bộ Kế toán Kiểm toán – FAC
    13 Câu lạc bộ Chứng Khoán - SeSC
    14 Câu lạc bộ Văn hóa - Nghệ thuật Sóng Đa Tần
    15 Câu lạc bộ Thể thao – FSC
    16 Đội Công tác Xã hội - SWC
    17 Đội Ý tưởng Kinh doanh – BIT
    18 Câu lạc bộ Nhà kinh tế trẻ - YEC
    19 Câu lạc bộ Logistics – LSC
    20 Cộng đồng khởi nghiệp trẻ - Ehub
    21 Cộng đồng hướng nghiệp và phát triển sự nghiệp – CUC
    22 Câu lạc bộ Kinh doanh và Tiếng Anh – BEC
    23 Câu lạc bộ Tiếng Nhật – FJC
    24 Câu lạc bộ Kỹ năng và Sự kiện – FTUYours
    25 Câu lạc bộ Phát triển Nguồn nhân lực – HUC
    26 Câu lạc bộ Hợp tác Quốc tế - ICC
    27 Câu lạc bộ Quản trị kinh doanh – BAC
    28 Câu lạc bộ FTU Connection
    29 CLB Bất Động Sản
    30 CLB Fintech
  • 2. Cách thức để đăng kí trở thành Hội viên, cán bộ Đoàn – Hội các cấp như thế nào?

    Vào đầu năm học, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trường đều tổ chức hoạt động thường niên, giới thiệu Ban Chấp hành Đoàn – Hội các cấp, Câu lạc bộ – Đội – Nhóm dành cho tất cả các tân sinh viên và định hướng để các bạn tân sinh viên lựa chọn đăng ký tham gia. Các bạn sinh viên sẽ được nghe giới thiệu kĩ lưỡng và chi tiết khi quyết định viết đơn đăng kí tham gia.

  • 3. Sinh viên đã kết nạp Đảng, muốn chuyển sinh hoạt Đảng thì liên hệ bộ phận nào và thủ tục như thế nào?

    Sinh viên liên hệ Ban Công tác Đảng – Đoàn thể, Phòng A010 gặp đ/c Hồ Ngọc Tuyền – Viên chức Ban công tác Đảng – Đoàn thể, Chi bộ Sinh viên Cơ sở II, (SĐT: 0934 028 402; Email: hongoctuyen.ekapverden.com) để được hướng dẫn làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng.

  • VỀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CƠ SỞ II

  • 1. Sinh viên được học ngoại ngữ nào?

    Sinh viên có thể chọn tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là ngoại ngữ bắt buộc. Ngoài ra Sinh viên có thể đăng ký học ngoại ngữ hai như một môn tự chọn. Điểm của môn học này sẽ không tính vào điểm học tập chính thức của sinh viên mà được cấp bảng điểm riêng.

  • 2. Nếu đã đăng ký học tiếng Nhật nhưng sau đó sinh viên lại muốn quay lại học tiếng Anh thì có được không?

    Nếu sau khi học một thời gian sinh viên muốn quay lại học tiếng Anh thì có thể làm đơn xin chuyển về lớp tiếng Anh với điều kiện thời gian học tập còn lại đủ để sinh viên tích lũy số tín chỉ tiếng Anh theo quy định.

  • 3. Những lợi thế sinh viên có thể nhận được khi học Tiếng Nhật là gì?

    - Được học với giảng viên người Nhật

    - Được tham gia đa dạng các hoạt động của Bộ môn: hoạt động kết nối doanh nghiệp, các buổi Seminar diễn giả là người Nhật, các buổi tọa đàm, các hoạt động trải nghiệm văn hóa Nhật Bản và cơ hội nhận các học bổng, tham gia chương trình trao đổi với các trường Đại học của Nhật Bản.

  • 4. Sinh viên học tiếng Nhật có thể nhận được các loại học bổng du học nào? Thời điểm nào có thể ứng tuyển các học bổng này?

    Có hai loại học bổng sinh viên có thể tham gia:

    • Học bổng giao lưu: sinh viên có thể tham gia từ năm thứ 2 đến thời điểm học xong chương trình tiếng Nhật cơ sở
    • Học bổng trao đổi: sinh viên có thể tham gia từ năm 3 với điều kiện trình độ đạt tương đương bậc trung cấp

    Điều kiện tham gia:

    • Có điểm các môn học loại khá, riêng điểm môn tiếng Nhật loại giỏi
    • Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do Bộ môn và Nhà trường tổ chức
  • 5. Sinh viên năm thứ mấy có thể tham gia các chương trình Intership tại Nhật Bản?

    Sinh viên năm thứ 3 có thể tham gia chương trình Intership tại Nhật Bản với điều kiện tiếng Nhật đạt trình độ trung cấp.

  • CÁC VẤN ĐỀ VỀ NCKH, ĐI TRAO ĐỔI VÀ THỰC TẬP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

  • 1. Sinh viên muốn tham gia nghiên cứu khoa học thì nên làm gì?

    Nếu có nguyện vọng nghiên cứu khoa học thì sinh viên có thể thực hiện cách sau:

    • Lập nhóm và đăng ký tham gia vào cuộc thi sinh viên NCKH được tổ chức hàng năm tại trường và các cuộc thi như Eureka của Thành đoàn TPHCM, cuộc thi Olympic Kinh tế lượng ... theo thông báo của ĐTN, HSV và CLB Sinh viên NCKH;
    • Nếu có ý tưởng hay, sinh viên có thể liên hệ giảng viên, cố vấn học tập để được hướng dẫn và các anh chị khóa trên để thành lập nhóm nghiên cứu.
  • 2. Để tham gia các chương trình trao đổi sinh viên liên hệ bộ phận nào?
    - Ban Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế (P. A008) là đơn vị quản lý các chương trình trao đổi với các trường đối tác - sinh viên có thể tìm hiểu về các chương trình tại Ban như địa chỉa nói trên - Đối với các chương trình trao đổi tại Nhật Bản, sinh viên liên hệ ThS Nguyễn Thị Như Ý - Bộ môn Ngôn ngữ - qua email: nguyenthinhuy.ekapverden.com
  • 3. Sinh viên học tiếng Nhật có thể nhận được các loại học bổng du học nào? Thời điểm nào có thể ứng tuyển các học bổng này?

    Có hai loại học bổng sinh viên có thể tham gia:

    • Học bổng giao lưu: sinh viên có thể tham gia từ năm thứ 2 đến thời điểm học xong chương trình tiếng Nhật cơ sở
    • Học bổng trao đổi: sinh viên có thể tham gia từ năm 3 với điều kiện trình độ đạt tương đương bậc trung cấp

    Điều kiện tham gia:

    • Có điểm các môn học loại khá, riêng điểm môn tiếng Nhật loại giỏi
    • Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do Bộ môn và Nhà trường tổ chức
  • 4. Sinh viên năm thứ mấy có thể tham gia các chương trình Intership tại Nhật Bản?
    Sinh viên năm thứ 3 có thể tham gia chương trình Intership tại Nhật Bản với điều kiện tiếng Nhật đạt trình độ trung cấp; Bộ môn Ngoại ngữ và Ban QLKH-HTQT là đầu mỗi triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình trao đổi và thực tập tại nước ngoài.
  • 5. Sinh viên muốn tìm việc làm hay công ty thực tập thì có thể tìm hiểu ở đâu ?

    Ban Truyền thông Quan hệ dối ngoại là đơn vị hỗ trợ sinh viên về các thông tin liên quan đến việc làm, học bổng, tuyển dụng của doanh nghiệp. Ban Truyền thông và Quan hệ đối ngoại (Phòng A109), qua email ttqhdn.ekapverden.com để được hướng dẫn hoặc tham khảo thông tin tuyển dụng của DN thường xuyên được đưa lên các trang sau:

    - Website của Trường: www.ftu.ekapverden.com

    - Fanpage Ban Truyền thông & Quan hệ đối ngoại:

  • GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VIỆC SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ TẠI CƠ SỞ II

  • 1. Sinh viên liên hệ ở đâu để mượn thiết bị (micro, remote, máy chiếu…) phục vụ cho giảng dạy và học tập? Các thủ tục, quy định trong việc mượn thiết bị là gì?

    Sinh viên liên hệ Ban Quản trị - Thiết bị (Phòng A110, lầu 1, dãy nhà A) để mượn thiết bị. Các thủ tục, quy định trong việc mượn thiết bị:

    - Ban Quản trị - Thiết bị chỉ phục vụ cho mượn thiết bị theo thời gian của lịch học, lịch thi (thời gian các ca học có thể được Nhà trường điều chỉnh theo quy định và sẽ được thông báo cụ thể).

    - Khi bàn giao thiết bị, sinh viên cần kiểm tra các vật dụng đầy đủ như micro, remote máy chiếu, remote máy lạnh, khăn lau bảng, dây chuyển đổi tín hiệu và pin dự phòng, Ban Quản trị - Thiết bị có nhiệm vụ bàn giao cả pin dự phòng. Một trong 2 viên pin phải là pin mới, với các phòng học ở tầng 5, 6 thì bàn giao cả 2 viên pin mới để tránh tình trạng trục trặc về pin làm cho sinh viên phải đi lại nhiều lần vất vả, mất thời gian và làm gián đoạn hoạt động giảng dạy của giảng viên.

    - Khi học xong, sinh viên phải trả ngay thiết bị để kịp thời phục vụ thiết bị cho ca học sau.

    - Trong giờ học, nếu cần sửa chữa, điều chỉnh thiết bị thì giảng viên, sinh viên gọi điện thoại cho cán bộ trực thiết bị (số điện thoại được dán trên tủ thiết bị hoặc trên bàn giảng viên trong phòng học và ở cửa Ban QT-TB) để được hỗ trợ.

    - Khi đến mượn thiết bị, sinh viên phải ký nhận vào Sổ mượn thiết bị và đưa Chứng minh nhân dân cho cán bộ trực thiết bị giữ lại (đối với Giảng viên chỉ cần ký tên, ghi rõ họ tên).

    - Khi trả thiết bị, sinh viên bàn giao thiết bị cho cán bộ trực thiết bị, ký tên (đã trả thiết bị) vào Sổ mượn thiết bị và nhận lại Chứng minh nhân dân.

    - Sinh viên mượn thiết bị chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thiết bị bị hư hỏng do làm bể vỡ, mất mát trong thời gian mượn.

    - Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên có nhu cầu mượn thiết bị để tổ chức các họat động của Đoàn – Hội vào ngày thứ 7, Chủ nhật chuyển giấy đăng ký tổ chức hoạt động đã được duyệt cho Ban QT-TB để cán bộ trực thiết bị phục vụ.

  • 2. Trình tự thao tác khi sử dụng các thiết bị tại phòng học

    Khi sử dụng các thiết bị trong phòng học, sinh viên thực hiện các thao tác sau:

    1. Bật cầu dao (CB) tổng của phòng học, bật công tắc đèn, quạt trong phòng;
    2. Sử dụng thiết bị âm thanh: Bật công tắc ampli trên tủ thiết bị, bật công tắc micro.
    3. Sử dụng máy lạnh:

    - Mở khóa hộp cầu dao máy lạnh, bật CB sang chế độ ON;

    - Sinh viên có thể điều chỉnh remote để có chế độ hoạt động phù hợp với thời tiết.

    1. Sử dụng máy chiếu:

    - Mở khóa hộp cầu dao máy chiếu, bật CB sang chế độ ON;

    - Nhấn nút ON trên remote để bật nguồn máy chiếu (hướng remote vào máy chiếu);

    - Bấm công tắc màn chiếu để hạ màn chiếu xuống.

    * Lưu ý:

    - Để kéo dài tuổi thọ bóng đèn máy chiếu, đề nghị giảng viên và sinh viên tắt máy chiếu khi không còn sử dụng và khi nghỉ giải lao.

    - Sau khi sử dụng xong, sinh viên tắt máy chiếu bằng remote trước khi cắt cầu dao, bấm nút cuốn màn chiếu và trả đồ dùng đã mượn tại phòng trực thiết bị.

  • 3. Khi có phát sinh sự việc liên quan đến trông giữ xe, vấn đề vệ sinh thì liên hệ với ai hoặc đơn vị nào?

    Khi có phát sinh sự việc liên quan đến trông giữ xe, sinh viên gọi điện trực tiếp vào số điện thoại phản ánh dịch vụ có trên bảng phí giữ xe ngay trạm kiểm soát (ĐT Trưởng ban QT-TB: 0906.419.520) hoặc liên hệ trong giờ hành chính phòng A110, ĐT: 08 35127254 (máy lẻ 831, 837)

    Khi phản ánh về vệ sinh, sinh viên liên hệ Ban QT-TB, phòng A110, ĐT: 08 35127254 (máy lẻ 835 – chị Yến)

  • CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC SINH VIÊN

    . Ban CTCT&SV sẽ giải đáp thắc mắc của SV hoặc chuyển các câu hỏi tới bộ phận chức năng để trực tiếp giải đáp cho SV.

  • 2. Trường có Trung tâm hỗ trợ sinh viên không?

    Cơ sở II chưa có Trung tâm Hỗ trợ sinh viên. Các công tác hỗ trợ sinh viên do Ban Công tác Chính trị và Sinh viên (Phòng A202, tầng 2 dãy nhà A) thực hiện gồm: hỗ trợ và giải quyết cho sinh viên các giấy tờ như sau: thẻ sinh viên; giấy giới thiệu, giấy chứng nhận, giấy xác nhận vay vốn, giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự cho nam sinh viên, đơn xin đi nước ngoài…

    Hướng dẫn về công tác tiếp sinh viên:

    - Cơ sở II tiếp SV vào Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuần (giờ hành chính).

    - SV đăng ký trực tiếp tại Ban CTCT&SV hoặc gửi email cho Cô Trương Thị Kim Ngân: truongthikimngan.ekapverden.com

    - SV đăng ký làm lại thẻ SV: chuẩn bị CMND photo và 02 hình 3×4 (hoặc 2×3).

    - Ban CTCT&SV: cấp lại thẻ cho SV từ Thứ 2 đến Thứ 6 (giờ hành chính).

  • 3. Sinh viên không được mặc những trang phục nào?

    Theo quy định về trang phục được ban hành kèm theo Quyết định số 133/QĐ-ĐHNT-CTCT&SV ngày 25/3/2008 của Hiệu trưởng 365 bets , sinh viên tuyệt đối không được mặc quần, váy cạp trễ kết hợp với áo ngắn hở người hoặc áo cổ quá trễ, váy quá ngắn hoặc quần, áo quá mỏng, không có tay, áo may ô, áo dây, quần short, quần mài rách, bẩn…

  • 4. Sinh viên có bắt buộc phải đeo thẻ sinh viên khi vào trường hay không?

    Tất cả sinh viên đều phải đeo thẻ sinh viên và xuất trình thẻ sinh viên mỗi khi vào trường nhằm quản lý việc ra vào cổng của viên chức, sinh viên, khách đến liên hệ công tác và đề phòng kẻ gian xâm nhập. Một khi không đeo thẻ, sinh viên sẽ không được phép vào trường. Sinh viên vi phạm sẽ bị lập Biên bản, trừ điểm rèn luyện hoặc bị xử lý theo quy định hiện hành.

    Lưu ý: Sinh viên không đeo thẻ sẽ không được dự thi kết thúc học phần (CMND hoặc các giấy tờ khác không có giá trị thay thế cho thẻ sinh viên)

  • 5. Sinh viên bị mất thẻ sinh viên thì liên hệ với đơn vị nào để làm lại thẻ? Quy trình cấp thẻ sinh viên?

    Nếu bị mất thẻ sinh viên thì liên hệ Ban CTCT&SV (Phòng A202, tầng 2 dãy nhà A) từ Thứ 2 đến Thứ 6 (giờ hành chính) để được cấp lại.

    Thủ tục: Sinh viên chuẩn bị 01 CMND photo và 02 ảnh thẻ 3×4 (hoặc 2×3) và thực hiện theo hướng dẫn của Ban.

  • 6. Nội quy cơ bản về văn minh học đường của 365 bets mà sinh viên phải tuyệt đối tuân theo?

    Theo Điều 3 – Quy định về giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp và văn minh học đường trong khuôn viên 365 bets được ban hành kèm theo Quyết định số 132/CTCT&SV ngày 30/10/2006 của Hiệu trưởng 365 bets .

    * 10 điều sinh viên phải làm:

    1. Ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
    2. Đi học họp hành làm việc đúng giờ
    3. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi học tập, làm việc và ký túc xá.
    4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường.
    5. Nói năng lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
    6. Giữ trật tự trong lớp học, thư viện, phòng khai thác mạng và nơi công cộng.
    7. Đeo thẻ, mặc đồng phục theo quy định.
    8. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng học, phòng làm việc và các phòng công cộng khác.
    9. Để xe đúng nơi quy định và tuân thủ yêu cầu của nhân viên trông xe.
    10. Khi dán thông báo, pa nô, áp phích, khẩu hiệu trong khuôn viên Trường phải theo sự hướng dẫn của phòng Công tác Chính trị và Sinh viên

    * 10 điều sinh viên không được làm:

    1. Ăn, uống trong lớp học vào bất cứ thời gian nào. Ăn kẹo cao su trong trường, vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
    2. Tập văn nghệ trước hội trường đang có lớp học.
    3. Hút thuốc lá trong lớp học, phòng làm việc, nhà ăn, hành lang công cộng.
    4. Viết, vẽ lên bàn, ghế, tường và viết, vẽ lên bảng những từ ngữ và hình ảnh vi phạm văn minh học đường.
    5. Chặt cây, bẻ cành, hái hoa trong trường.
    6. Dán thông báo, panô, áp phích, khẩu hiệu lên tường và những vị trí không đúng quy định.
    7. Nói tục, chửi bậy, cãi nhau, đánh nhau, phóng xe trong trường.
    8. Ăn uống, nhậu nhẹt làm mất trật tự sau 12 giờ đêm.
    9. Đánh bạc, đánh bài ăn tiền, sử dụng các chất ma túy, uống nhiều rượu, bia, lưu hành văn hóa phẩm hoặc truy nhập những hình ảnh đồi trụy và các biểu hiện vi phạm đạo đức khác trong trường học.
    10. Mang chất nổ, chất dễ cháy, các loại hóa chất độc hại vào trường và cấm mọi hành vi dẫn đến việc gây cháy, nổ trong trường.
  • 7. Nếu vi phạm một trong những nội quy quy định của Nhà trường, sinh viên sẽ bị xử lý kỉ luật như thế nào?

    Theo Điều 4 của quy định đã nêu, các cá nhân vi phạm quy định sẽ chịu một trong các hình thức xử lý: Nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, quét dọn vệ sinh trong khuôn viên trường từ 1 đến 2 ngày, đình chỉ học tập, công tác tuỳ theo mức độ và tính chất hành vi vi phạm.

    Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn như gian lận trong học tập, thi cử; tàng trữ, lưu hành và buôn bán ma túy cùng các chất kích thích khác; đánh nhau gây thương tích hay kích động lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật…sẽ được giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Để biết cụ thể khung xử lý kỉ luật đối với từng loại nội dung vi phạm, sinh viên có thể tìm hiểu thêm tại Phụ lục “Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỉ luật” trong ấn phẩm lưu hành nội bộ “Các quy định về công tác quản lý học tập và rèn luyện của sinh viên” tại đây.

  • 8. Đánh giá rèn luyện của sinh viên là gì?

    Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: Ý thức học tập; Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Các khía cạnh này đều được cụ thể hóa bằng các tiêu chí với thang điểm rõ ràng.

    Kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cùng với kết quả học tập và được ghi trên bảng điểm tốt nghiệp của sinh viên

  • 9. Nếu sinh viên có kết quả rèn luyện kém hoặc chưa có kết quả rèn luyện của học kỳ/ năm học thì sao

    Sinh viên có kết quả đánh giá rèn luyện kém thì Ban CTCT&SV sẽ gửi thư thông báo tới gia đình đề cùng Nhà trường động viên, nhắc nhở sinh viên thực hiện tốt nội quy, quy chế và tích cực tham gia hoạt động để đạt kết quả rèn luyện tốt hơn.

    Sinh viên bị thiếu KQRLSV thì liên hệ với GVCN hoặc gửi email cho Ban CTCT&SV, gửi email cho Cô Trương Thị Kim Ngân: truongthikimngan.ekapverden.com để được hướng dẫn.

  • 10. Sinh viên có bắt buộc phải tham gia “Tuần Sinh hoạt công dân sinh viên” đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa không? Nếu không tham gia hoặc không đạt thì sao?

    Sinh viên không tham gia hoặc không hoàn thành đạt yêu cầu “Tuần Sinh hoạt công dân sinh viên” đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa sẽ không được xét công nhận tốt nghiệp.

    Sinh viên sẽ phải học lại và thi lại các nội dung chưa hoàn thành theo Thông báo của Ban CTCT&SV (Phòng A202 tầng 2 dãy nhà A) hoặc đăng ký hoạc lại vào đầu mỗi năm học, trước khi Cơ sở II tổ chức “Tuần Sinh hoạt công dân sinh viên”.

  • 11. Sinh viên đi nước ngoài (đi du lịch, tham dự các cuộc thi, thực tập, trao đổi…) có phải báo cáo với Nhà trường không? Thủ tục thực hiện?

    Trước khi đi nước ngoài, sinh viên phải nộp Đơn xin đi nước ngoài và giấy tờ có liên quan (bản photo) cho Ban CTCT&SV (Phòng A202, tầng 2 dãy nhà A) để tổng hợp và báo cáo với Nhà trường và PA03.

    Ghi chú: Mẫu đơn có trên website Cơ sở II: ftu2 –> VB –> VB dành cho SV –> chọn VB có tiêu đề Đơn xin đi nước ngoài.

  • CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỐT NGHIỆP VÀ VĂN BẰNG

  • 1. Sinh viên có thể tốt nghiệp trước thời hạn không? Điều kiện để tốt nghiệp sớm thế nào?

    Nếu sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết, sinh viên sẽ được tốt nghiệp sớm. Mỗi năm Nhà trường có hai đợt xét tốt nghiệp nên sinh viên có thể tốt nghiệp sớm 1 học kỳ (6 tháng). Để tốt nghiệp sớm sinh viên cần đăng ký học vượt theo thông báo của Nhà trường.

  • 2. Điều kiện xét cho sinh viên viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp thực hiện mấy lần và khi nào?

    Mỗi năm nhà trường xét điều kiện thực hiện học phần tốt nghiệp cho sinh viên 02 đợt:

    Đợt 1: ở học kỳ 1 đầu tháng 09 hàng năm, đây là đợt xét điều kiện thực hiện học phần tốt nghiệp sớm cho những sinh viên học vượt.

    Đợt 2: ở học kỳ 2 đầu tháng 01 hàng năm, đây là đợt xét điều kiện thực hiện học phần tốt nghiệp cho những sinh viên học theo chương trình đào tạo bình thường (không vượt). Điều kiện để sinh viên được viết KLTN là đã tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của CTĐT; còn thiếu 1 hoặc 1 số học phần thuộc CTĐT nhưng không quá 3 tín chỉ thì sinh viên đi TTTN.

    Lưu ý: Sinh viên chưa tốt nghiệp cùng khóa học, muốn được xét điều kiện Thực tập tốt nghiệp cùng với khóa sau phải làm đơn nộp cho Chuyên viên phụ trách Khóa của Ban QLĐT trước khi nhà trường tổ chức họp xét.

  • 3. Sinh viên nào được viết khóa luận tốt nghiệp và sinh viên nào thực tập tốt nghiệp?

    Sinh viên được đăng ký viết Khóa luận tốt nghiệp khi có điểm trung bình chung tích lũy của toàn bộ các học phần trong chương trình đào tạo (trừ học phần tốt nghiệp) đạt từ 7,5 trở lên (theo thang điểm 10).

    Những sinh viên đã hoàn thành tất cả các môn học có điểm dưới 7,5 điểm sẽ thực tập tốt nghiệp (6 tín chỉ) và học thêm học phần Phương pháp và thực hành nghiên cứu khoa học (3 tín chỉ).

    Ghi chú: Những sinh viên đủ điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp nhưng muốn chuyển sang thực tập tốt nghiệp thì làm đơn xin chuyển và nộp cho chuyên viên phụ trách khóa tại Ban QLĐT.

  • 4. Sinh viên có quyền học theo hai chuyên ngành khác nhau tại trường không ? Điều kiện để được học và cấp 2 bằng đại học là gì?

    Sinh viên hệ đại học chính quy đang theo học một ngành đào tạo của Nhà trường có thể đăng ký học một ngành đào tạo thứ 2 khác với ngành đào tạo đang theo học.

    Điều kiện để sinh viên được học và cấp 2 bằng đại học: Đã hoàn thành ít nhất 1 HK của năm thứ nhất, điểm trung bình chung học kỳ từ 2,00 trở lên và không bị xếp hạng học lực yếu ở chuyên ngành thứ nhất, sinh viên phải làm đơn (theo mẫu của Nhà trường) gửi cho Ban Quản lý Đào tạo để Nhà trường xét và ra quyết định công nhận sinh viên học cùng lúc hai chương trình. Sinh viên sẽ chủ động đăng ký học các tín chỉ còn thiếu. Khi tích lũy đủ số tín chỉ cho chuyên ngành thứ 2, sinh viên sẽ được công nhận tốt nghiệp như với chuyên ngành thứ nhất. Sinh viên có thể liên hệ chuyên viên phụ trách khóa tại Ban QLĐT để được hướng dẫn.

  • 5. Nếu học văn bằng thứ hai bị chậm tiến độ thì có ảnh hưởng gì tới việc nhận bằng hay không?

    Thời gian kéo dài tối đa cho sinh viên hệ đại học là 4 học kỳ (2 năm). Việc kéo dài hơn thời hạn nói trên do Hiệu trưởng quyết định tùy điều kiện đào tạo của trường. Do đó, sinh viên có thể kéo dài thời gian đào tạo tối đa kể cả cho văn bằng thứ hai là 4 học kỳ so với thời gian quy định hiện hành của 365 bets .

  • 6. Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương có công nhận Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất do Trường ĐH khác cấp không?

    Nếu đã có Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất do trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cấp trước khi sinh viên trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương thì có thể làm đơn đề nghị công nhận kết quả học tập để không phải học lại.

    Sinh viên nộp đơn kèm theo bản photo công chứng Chứng chỉ và giấy tờ minh chứng đã học tập ở một trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cho chuyên viên phụ trách khóa tại Ban QLĐT chậm nhất 01 tháng kể từ ngày nhập học

  • 7. Việc học Giáo dục Quốc phòng An ninh tại Cơ sở II được tổ chức như thế nào?

    Theo Thông tư liên tịch 123/TT/2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Quốc phòng, Trường Quân sự quân đoàn 4 được phân công là đơn vị đào tạo học phần QP-AN cho sinh viên Cơ sở II. Hàng năm sinh viên sẽ học tập trung tại Quân đoàn 4 (Bình Dương) trong vòng 25 ngày liên tục ngay trước khi nghỉ tết Nguyên đán.

  • 8. Những vấn đề phát sinh trong thời gian học GDQP&AN tập trung tại Trường quân sự Quân đoàn 4 được xử lý thế nào?

    Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình học tập sẽ do trường Quân sự Quân đoàn 4 giải quyết. Sinh viên tham khảo Hướng dẫn số 1020/HD-CSII ngày 28/5/2019 để biết thêm chi tiết.

  • 9. Điểm học phần Giáo dục Quốc phòng An ninh và Giáo dục thể chất có tính vào trung bình tích lũy không?

    Theo quy chế tín chỉ, điểm Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất không tính vào Điểm trung bình tích lũy. Chứng chỉ GDQP và GDTC chỉ dùng để xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.

  • 10. Điều kiện học cải thiện là như thế nào?

    Theo quy định, sinh viên được phép đăng ký học lại đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy. Không giải quyết cho sinh viên có điểm học phần đã đạt loại A, B, C đăng ký học lại để cải thiện điểm.

  • 11. Trường ĐH Ngoại thương có yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC hay IELTS thì mới được ra trường không?

    Theo quy định về công nhận tốt nghiệp của Trường ĐH Ngoại thương, Nhà trường không yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ Ngoại ngữ khi xét công nhận tốt nghiệp.

  • CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐĂNG KÝ TÍN CHỈ VÀ THỜI GIAN HỌC

  • 1. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ được tổ chức thế nào?

    Theo học chế tín chỉ, năm đầu tiên sinh viên sẽ học tập theo thời khóa biểu cố định do Nhà trường công bố. Kể từ năm thứ 2 trở đi, mỗi sinh viên sẽ tự đăng ký khối lượng học tập của mình qua website đăng ký tín chỉ.

    Các quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại 365 bets được ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08/5/2009 của Hiệu trưởng 365 bets và sinh viên có thể tham khảo tại Quy định về công tác sinh viên được đăng tại website Cơ sở II: //ekapverden.com

  • 2. Thời gian học được bố trí thế nào?

    Thời gian hoạt động giảng dạy, học tập thường xuyên hàng ngày tại Cơ sở II được tính từ 6 giờ 45 phút đến 17 giờ 20 phút từ thứ 2 đến thứ 7 bao gồm 4 ca như sau:

    Buổi sáng:

    • Ca 1 (tiết 1 - tiết 3): 06h45 - 09h00
    • Ca 2 (tiết 4 - tiết 6): 09h15 - 11h35

    Buổi chiều:

    • Ca 3 (tiết 7 - tiết 9): 12h30 - 14h50
    • Ca 4 (tiết 10 - tiết 12): 15h00 - 17h20

    Ngoài ra, theo yêu cầu của sinh viên, Cơ sở II có thể xếp lịch học 1 số học phần vào buổi tối cho sinh viên năm 3 trở đi để SV có thêm thời gian thực tập tại doanh nghiệp.

  • 3. Sinh viên đăng ký tín chỉ như thế nào?

    Bắt đầu từ năm học thứ 2, sinh viên sẽ tự đăng ký tín chỉ như sau:

    Bước 1: Đầu mỗi học kỳ, sinh viên vào trang web đào tạo hoặc truy cập thông qua website của Cơ sở II: //www.ekapverden.com để tham khảo lịch trình học dự kiến gồm dự kiến quy mô và số lớp học phần sẽ mở, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ giảng dạy, đề cương chi tiết và điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần dự kiến, dự kiến lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học.

    Bước 2: Sinh viên truy cập vào tài khoản của mình để đăng ký trên cơ sở thời khoá biểu chung của Trường, tiến trình học của chuyên ngành đang theo học và tuỳ theo khả năng, điều kiện học tập của mình.

  • 4. Sau khi đăng ký tín chỉ nhưng muốn hủy thì sinh viên phải làm sao?

    Sinh viên có thể hủy học phần đã đăng ký bằng hai cách:

    • Cách 1: Trong thời gian đăng ký sinh viên tự hủy tại trang cá nhân của mình;
    • Cách 2: Hết thời gian đăng ký, sinh viên làm đơn đề nghị hủy học phần đăng ký và gửi chuyên viên phụ trách khóa lớp tại Ban QLĐT trong vòng 2 tuần kể từ khi bắt đầu học kỳ
  • 5. SV đã học đủ số tín chỉ tự chọn theo quy định nhưng muốn đăng ký học thêm học phần tự chọn khác có được không ? Nếu được thì đăng ký như thế nào?

    Sinh viên đã học đủ số tín chỉ tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo chuyên ngành vẫn được đăng ký học thêm học phần tự chọn khác nếu có nhu cầu.

    - Cách thức đăng ký: sinh viên có nhu cầu đăng ký thêm học phần tự chọn thì đăng ký giống như cách đăng ký các học phần bình thường.

    - Thời gian đăng ký: theo thông báo của từng học kỳ.

  • 6. Nếu sinh viên đã học thừa học phần tự chọn thì nhà trường sẽ tính điểm trung bình tích lũy cho sinh viên như thế nào?

    Nếu học thừa học phần tự chọn thì sinh viên gửi đơn đề nghị Nhà trường đưa các môn mong muốn vào bảng điểm thông qua GVCN trước khi Cơ sở II họp xét tốt nghiệp tối thiểu 1 tháng.

    Nếu sinh viên không nộp đơn theo quy định thì Ban QLĐT sẽ lựa chọn các môn sinh viên có điểm cao hơn để đưa vào bảng điểm.

    Những học phần tự chọn học thừa mà không đưa vào bảng điểm tích lũy, sinh viên có thể đề nghị nhà trường cấp giấy chứng nhận điểm môn học.

  • 7. Một điểm khác ở bậc đại học đó là được học 03 học kỳ trong 01 năm có đúng không?

    Đúng vậy. Một năm học có hai học kỳ chính (sau đây gọi tắt là học kỳ), mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, sẽ tổ chức thêm một học kỳ phụ (mỗi học kỳ phụ có ít nhất 05 tuần thực học và 01 tuần thi) vào dịp hè để sinh viên học lại, học cải thiện điểm hoặc học vượt để tốt nghiệp sớm.

    Sinh viên đăng ký tham gia học kỳ phụ trên cơ sở tự nguyện và đóng học phí tương đương với học phí của năm học hiện tại.

  • CÂU HỎI VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • 1. Trường có những chương trình đào tạo nào?

    Ở bậc đại học, sinh viên chính quy đậu vào Cơ sở II có thể đăng ký học chương trình đào tạo bằng tiếng Anh (Chương trình Chất lượng cao) hoặc đào tạo bằng tiếng Việt (Chương trình chuẩn). Ngoài ra, Cơ sở II còn có các chương trình đào tạo quốc tế hợp tác với các trường đại học nước ngoài như ĐH Bedfordshire, ĐH Sunderland (Vương Quốc Anh), ĐH Angelo State, ĐH Bloomsburg (Hoa Kỳ), ĐH New Brunswick (Canada), ĐH Niagara (Hoa Kỳ), ĐH Minh Truyền (Đài Loan), ĐH Nam Hoa (Đài Loan).

      1. Chương trình đào tạo cử nhân Kinh doanh 3+1 hoặc 4+0, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Đại học Bedfordshire (Vương Quốc Anh).
      2. Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh 2+2, giảng dạy bằng Tiếng Anh, hợp tác với Đại học New Brunswick (Canada) và Đại học Angelo State (Hoa Kỳ).
      3. Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Marketing 3+1 hoặc 4+0, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Đại học Northampton (Vương Quốc Anh).
      4. Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế 2+2, giảng dạy bằng Tiếng Anh, hợp tác với Đại học Minh Truyền (Đài Loan).
      5. Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Khách sạn và Nhà hàng 2+2, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Đại học Niagara (Hoa Kỳ).
  • 2. Sinh viên cần liên hệ kênh thông tin nào để được tư vấn Chương trình Cử nhân chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh?
    Sinh viên có thể liên hệ các kênh thông tin như sau: - Thầy Huỳnh Đăng Khoa: 0358 043 979 - Cô Nguyễn Hạ Liên Chi: 0903 108 181 - Cô Trần Thị Ngọc Anh: 0987 375 735
  • 3. Nếu sinh viên đang học chương trình tiếng Việt muốn chuyển sang chương trình CLC hoặc ngược lại có được hay không?

    Việc chuyển sinh viên hệ Chất lượng cao sang hệ tiếng Việt cùng ngành đào tạo chỉ được thực hiện nếu sinh viên trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển/tuyển sinh dành cho hệ đại trà. Sinh viên liên hệ chuyên viên Ban QLĐT phụ trách khóa lớp để được hướng dẫn nộp đơn và thực hiện các thủ tục theo quy định.

    Sinh viên muốn học CLC phải đăng ký xét tuyển từ đầu năm thứ nhất. Trường hợp đã học hệ tiếng Việt thì sinh viên không thể chuyển sang hệ CLC.

  • 4. Sinh viên CLC có được hưởng chính sách học bổng không?

    Sinh viên CLC vẫn được hưởng các chính sách học bổng như sinh viên hệ chuẩn và được xét học bổng dành cho chương trình đặc biệt nếu đủ điều kiện. Năm học 2020-2021, mức học bổng khuyến khích học tập mà sinh viên hệ CLC có thể nhận được lên tới 34,4 triệu đồng/năm học. Ngoài ra sinh viên vẫn được hưởng các chính sách chung về miễn giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập dịp tết Nguyên đán, học bổng của doanh nghiệp nếu đủ điều kiện.

  • 5. Làm sao có thể tham gia chương trình đào tạo quốc tế?

    Chương trình đào tạo quốc tế xét tuyển bằng học bạ và chứng chỉ tiếng Anh. Phụ huynh và sinh viên, học viên có thể tham khảo trên trang web của Cơ sở II tại //ekapverden.com hoặc liên hệ Ban Đào tạo Quốc tế (P. A007) và Trung tâm Tư vấn Thương mại Quốc tế (P. A009) để biết thêm thông tin về từng chương trình cụ thể.

    Học sinh tốt nghiệp THPT và IELTS 5.5 (hoặc tương đương) có cơ hội:

    - Vào thẳng năm 2 của chương trình Cử nhân Kinh doanh Bedfordshire (Vương Quốc Anh), chương trình Quản trị Marketing Northampton (Vương Quốc Anh) => 03 năm lấy được bằng cử nhân.

    - Đủ điều kiện nhập học chương trình chính khóa Cử nhân Quản trị Kinh doanh  (2+2) với nhiều lựa chọn chuyển tiếp:

    + Đại học New Brunswick – top 6 trường đại học tổng hợp tại Canada với cơ hội xin visa làm việc lên tới 3 năm tại Canada sau khi tốt nghiệp.

    + Cơ hội nhận học bổng miễn 60% học phí khi chuyển tiếp sang Đại học Angelo State tại Bang Texas (Hoa Kỳ); hoặc miễn 50% học phí trong 2 năm khi chuyển tiếp sang Đại học Bloomsburg (Hoa Kỳ).

    - Đối với các chương trình quốc tế Anh, Mỹ, Canada:

    + Hotline: 094.777.1981; 094.647.7745

    + Cô Lê Thị Hường: 028.35.127.254 (số máy lẻ 888) ; Email: lethihuong.ekapverden.com

    - Đối với các chương trình quốc tế Đài Loan:

    + Cô Hồ Thị Mỹ Hân: 0334 580 967 ; Email: hothimyhan.ekapverden.com

    + Cô Hoàng Phượng Trúc Chi: 0903762003 ; Email: hoangphuongtrucchi.ekapverden.com

    Fanpage:

  • 6. Chương trình đào tạo quốc tế khác chương trình bình thường thế nào?

    Chương trình đào tạo quốc tế là chương trình nhập khẩu 100% nên sinh viên học bằng tiếng Anh với giáo trình giảng dạy trong các chương trình này đều được đối tác đưa sang và ĐHNT tuân thủ giảng dạy theo chương trình này.

    Chương trình học do đối tác thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, đã được kiểm định. Bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo quốc tế là do Đại học đối tác cấp.

  • VỀ THƯ VIỆN, EMAIL TÊN MIỀN FTU.ekapverden.com, HỌC LIỆU VÀ TRA SOÁT TRÙNG LẶP QUA TURNITIN

  • 1. Sinh viên có được cấp email với tên miền @ftu.ekapverden.com không? Việc sử dụng @ftu.ekapverden.com là có bắt buộc không?

    Email tên miền @ftu.ekapverden.com được cấp cho tất cả sinh viên/học viên (người học) ngay sau khi nhập học, người học phải sử dụng email này để trao đổi thông tin với nhà trường trong suốt thời gian học tập tại trường, và không sử dụng vào các mục đích khác không phù hợp;

    Cơ sở II chỉ trao đổi thông tin với người học qua email chính thức với tên miền @ftu.ekapverden.com;

    Khi người học tốt nghiệp hoặc thôi học tại Cơ sở II, Nhà trường sẽ thu hồi tài khoản email tên miền FTU.ekapverden.com và tài khoản Microsoft Office 365.

  • 2. Khi người học gặp sự cố với tài khoản email @ftu.ekapverden.com, tài khoản Microsoft Office 365 thì phải làm thế nào?

    Trong quá trình học tập người học nếu gặp vấn đề về tài khoản email tên miền FTU.ekapverden.com, tài khoản Microsoft Office 365 vui lòng thực hiện các bước như sau:

    (1) Nếu gặp vấn đề về tài khoản Microsoft Office 365:

    - Điền thông tin vào form hỗ trợ kỹ thuật tài khoản Microsoft Office 365 dành cho người học tại Cơ sở II tại hoặc

    Lưu ý:

    - Không yêu cầu đăng nhập tài khoản

    - Không giới hạn số lần gửi yêu cầu

    - Vui lòng điền thông tin chính xác trong form

    (2) Nếu gặp vấn đề về tài khoản email tên miền FTU.ekapverden.com

    - Điền thông tin vào form hỗ trợ kỹ thuật tài khoản email tên miền FTU.ekapverden.com dành cho người học tại Cơ sở II tại hoặc

    Lưu ý:

    - Không yêu cầu đăng nhập tài khoản

    - Không giới hạn số lần gửi yêu cầu

    - Vui lòng điền thông tin chính xác trong form

    - Mọi vấn đề thắc mắc về tài khoản email tên miền FTU.ekapverden.com, tài khoản Microsoft Office 365 vui lòng liên hệ chuyên viên Lại Phước Đức – Ban TT&QHĐN (laiphuocduc.ekapverden.com).

  • 3. Nhà trường có địa điểm tự học cho sinh viên không?

    Sinh viên có thể tự học tại các khu vực sau:

    • Thư viện
    • Khu tự quản của sinh viên Chất lượng cao
    • Khu tự quản chung của sinh viên tại tầng hầm VJCC
    • Vào các buổi tối, Cơ sở II bố trí các phòng học để sinh viên có nhu cầu có thể tự học từ 07h00 đến 21h00.
  • 4. Sinh viên được hỗ trợ gì về tài liệu và trang thiết bị học tập, NCKH?

    Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

    Không gian phòng đọc: phục vụ tối đa 111 chỗ ngồi
    Hệ thống máy tính tra cứu, hệ thống máy tính phục vụ học tập, nghiên cứu: 45 máy
    Hệ thống wifi phục vụ cho sinh viên

    Tài nguyên thông tin (Thống kê số lượng đến tháng 12/2022)

    - Học liệu giấy:

    + Giáo trình và tài liệu tham khảo: 16.799 quyển
    + Tài liệu nội sinh: luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp cử nhân của các khóa đã tốt nghiệp tại Cơ sở II: 2.701 quyển
    + Báo, tạp chí: 13 tạp chí

    - Học liệu điện tử

    + Sách số (Thư viện chuyển đổi) : 668 tựa
    + Tài liệu nội sinh: luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp cử nhân của các khóa đã tốt nghiệp tại Cơ sở II: 856 tựa
    + Cơ sở dữ liệu trực tuyến ( sách , báo tạp chí chuyên ngành ) : 25 Cơ sở dữ liệu
    + Sách điện tử : 22.673 tựa
    + Học liệu mở : 40 nguồn

    Cơ sở dữ liệu (CSDL):

    1. Proquest Central ->
    (Tên truy cập và Mật khẩu: ftu2)

    2. Bộ CSDL của Thư viện Trung tâm FTU ->
    Link Hướng dẫn sử dụng

    3. Tạp chí SAGE (sử dụng đường truyền CSII)
    Link

    4. Tạp chí EMERALD (sử dụng đường truyền CSII)
    Link Hướng dẫn sử dụng

    5. Sách điện tử Springer (sử dụng đường truyền CSII)

    Link Hướng dẫn sử dụng

    6. Sách điện tử iGroup (đăng nhập tài khoản ftu – igp2021!) truy cập ebook

    Link

    7. Sách điện tử Elsevier (đăng ký tài khoản tên miền ftu.du.vn) truy cập ebook

    Link

    8. 20 CSDL của Thư viện Trung tâm ĐH Quốc gia Tp. HCM (phục vụ người học tại các máy tính khu tra cứu của Thư viện) ->

    9. Bộ sưu tập sách điện tử iGPublishing của Cơ sở II (IMC)


    Link Hướng dẫn sử dụng

    10. Tra cứu tài liệu TV qua OPAC và sử dụng tài liệu số
    Dùng mạng nội bộ CSII truy cập OPAC:
    Dùng mạng Internet truy cập OPAC: //thuvien.ekapverden.com/
    - Đăng nhập tài khoản: Tên truy cập và mật khẩu: Mã số Viên chức/Người học để đọc tài liệu trực tuyến (Bộ sưu tập tài liệu số) theo phân quyền của loại tài liệu.
    - Tra cứu thông tin nguồn học liệu theo nhiều phương thức: tìm nhanh, tìm kiếm cơ bản, tìm kiếm nâng cao, tìm kiếm theo từng bộ sưu tập chuyên ngành .

    Thư viện đã hoàn thiện hệ thống hỗ trợ tiện ích với:

     Lưu thông tài liệu: mượn, trả, gia hạn;
     Tiện ích tham khảo trực tiếp và trực tuyến;
     Bổ sung tài liệu theo yêu cầu;
     Thông báo tài liệu mới;
     Hỗ trợ nghiên cứu;
     Xây dựng thư mục/danh mục tài liệu theo yêu cầu;
     Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng thông tin.

    Tư vấn, hỗ trợ sử dụng TV, tìm tài liệu dạng in và điện tử, CSDL, tìm bài nghiên cứu/ebook được phục vụ trực tuyến trong và ngoài giờ hành chính qua Fanpage, Email và hotline :

     Website: //ekapverden.com/thu-vien/
     Fanpage:
     Email: tv.ekapverden.com
     Điện thoại: 028.3512 7254 (852/854/855/301)

  • 5. Những câu hỏi thường gặp về tra soát trùng lặp qua phần mềm Turnitin
    TT Người học hỏi Thư viện phản hồi
    1.      KÍCH HOẠT TÀI KHOẢN, MẬT KHẨU
    1 Lúc đăng nhập Turnitin lần đầu, Người học chưa cập nhật hồ sơ cá nhân “profile”, chưa chọn trả lời câu hỏi bí mật, nên giờ không thể nộp bài, Người học nên làm gì? Người học cập nhật hồ sơ cá nhân theo Hướng dẫn Kích hoạt tài khoản tại liên kết
    2 Người học cung cấp email cho BM có định dạng @gmail, TV có thể cập nhật tài khoản …. @ftu.ekapverden.com giúp không? Chỉ sử dụng email tên miền @ftu.ekapverden.com
    3 Người học “reset password” nhập email @ftu.ekapverden.com với Họ và Tên lót (Last name) thì được thông báo tài khoản chưa có trên hệ thống, Người học phải làm gì? Khi “reset password”, Người học phải nhập chính xác Last name. Người học thực hiện theo hướng dẫn tại liên kết  
    4 Người học chưa nhận được email thông báo về tài khoản Turnitin nên chưa đăng nhập được, Người học phải xử lý thế nào? B1: Người học Kiểm tra email kích hoạt tài khoản từ Turnitin với từ khóa “Turnitin No Reply” ở Hộp thư đến (Inbox) hoặc Thư rác (Spam); Trường hợp email không truy cập được, Người học thực hiện theo hướng dẫn tại liên kết: B2: Khi xác định chưa có tài khoản, Người học liên hệ đơn vị quản lý liên quan để đơn vị gửi danh sách email cập nhật về thư viện đề nghị cấp tài khoản.
    5 Trường hợp Người học quên mật khẩu đăng nhập vào Turnitin thì phải làm sao? gười học lấy lại mật khẩu theo hướng dẫn tại liên kết
    6 Trường hợp Người học quên last name khi reset password, Người học thì phải làm sao? Người học làm theo hướng dẫn tại liên kết
    7 Người học có thể mượn tài khoản người khác để nộp bài không? Không, Người học phải dùng tài khoản duy nhất đã đăng ký với Ban/Bộ môn để tự tra soát tất cả các sản phẩm học thuật của mình.
    2.      BÀI NỘP: THỂ THỨC VÀ QUY ĐỊNH
    8 Turnitin có loại trừ trích dẫn nguyên văn “…” (Quoting Material) "....” khi tra soát không? Trích dẫn nguyên văn “…” (Quoting Material) không được loại trừ khi tra soát. Tham khảo Chính sách tra soát tại liên kết
    9 Người học có thể xin phép và nhận sự cho phép tra soát tính trùng lặp của GVHD qua Zalo hay chỉ được thực hiện qua email? Không. Chỉ thực hiện qua email.
    10 - Thể thức văn bản của bài nộp tra soát được quy định thế nào? - Nhà trường quy định bản nộp Turnitin không sai biệt quá 5% (khoảng 5 trang A4) so với bản mềm nộp cho trường, vậy có thể không nộp phụ lục, bìa, tài liệu tham khảo không? Người học phải nộp bài hoàn chỉnh theo Quy định của nhà trường, đầy đủ tất cả các phần sẽ nộp cho Nhà trường trong bản chính thức như: Trang bìa chính, mục lục, tài liệu tham khảo, các danh mục khác, phụ lục (nếu có), …
    11 Người học có cần nộp trang Nhận xét của GVHD ngoài 1 trang bìa, mục lục, nội dung và tài liệu tham khảo của LV/KLTN tra soát? Không, vì trang nhận xét GVHD được nộp rời
    12 Khi tra soát, ngoài trang bìa chính, Người học có cần nộp thêm nộp trang bìa phụ nữa không? Không cần.
    13 Người học có thể nhờ người khác tra soát thử LV/KLTN để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa khi tra soát chính thức không? Tuyệt đối không nhờ người khác tra soát thử vì đến lúc Người học chính thức nộp bài, Người học sẽ bị xem là “TỰ ĐẠO VĂN” và làm trái quy định nhà Trường nên sẽ phải tự chịu mọi trách nhiệm.
    14 Người học nộp bài hộ bạn có được không? Tuyệt đối không nộp bài hộ bằng tài khoản của mình, vì Turnitin gắn quyền tác giả của bài nộp với tài khoản đã tải bài nộp lên hệ thống.
    15 Những hành vi nào bị xem là gian lận trong bài nộp tra soát? - Chuyển sang hình ảnh các đoạn văn bản, các ký tự, bảng số liệu, danh mục, … ; - Lạm dụng viết tắt nhiều đối với các cụm từ ít phổ biến và không xuất hiện trong tất cả các chương/mục, không phải tên đề tài; - Thay khoảng trắng bằng các ký tự ẩn với nhiều kích thước chữ khác nhau hoặc không có khoảng trắng giữa các ký tự; - Trình bày bằng các hình thức khác nhằm mục đích hạn chế khả năng kiểm tra, đối chiếu trùng lặp của phần mềm; - Các hành vi không trung thực khác.
    3.      THỦ TỤC NỘP BÀI VÀ THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ TRÙNG LẶP
    16 Việc tra soát cần thực hiện theo trình tự nào? Người học nộp bản hoàn chỉnh đã được GVHD duyệt theo hướng dẫn tại liên kết: Lưu ý: mục Submission title phải điển đầy đủ thông tin theo cấu trúc: Tên NH_MSNH_Tên bài nộp (chính xác với Quyết định đã được phê duyệt;)
    17 Người học nộp bài lên Turnitin thì trong bao lâu sẽ có kết quả? Căn cứ theo độ dài của bài nộp mà kết quả nộp lần đầu có thể có trong vòng 10-15 phút hoặc lâu hơn nhưng không quá 24 giờ. Các lần sau kết quả xử lý sẽ lâu hơn tùy thuộc vào đặc thù của từng bài nộp: độ dài, cấu trúc văn bản, số lượng hình trong văn bản, … và thời điểm nộp bài,…
    18 Người học nên chờ có kết quả rồi mới nộp lại (resubmit) hay nộp liên tục?     Người học phải chờ có kết quả rồi mới nộp lại bài điều chỉnh. Tuyệt đối không liên tục nộp khi chưa có kết quả vì sẽ làm hệ thống quá tải và chỉ chậm thêm tiến độ xử lý. Nếu đến hạn mà chưa có kết quản Người học email xin phép GVHD có đính kèm file LV/KLTN hoàn thiện, CC đến hoclieuso.ekapverden.com để được hỗ trợ tra soát nhanh.
    19 Người học chuyển một số bảng biểu, sơ đồ thành hình ảnh có bị xem là gian lận không? Sẽ bị xem là gian lận.
    20 Người học đã tra soát Turnitin bằng file word (docx). Sau khi nộp thì Turnitin đổi bài thành định dạng pdf có lỗi trang trắng, có thể nộp file PDF không? Người học chỉ được nộp bài định dạng word (docx). Các trang trắng trong file kết quả kiểm tra sẽ không được tính trong tổng số trang tra soát và không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra trùng lặp.
    21 Sau khi sửa bài, nộp lại lên Turnitin thì có bị báo trùng lặp cao với bài cũ không? Bài nộp lại để tra soát lần 2 sẽ không bị báo trùng lặp với bài cũ nếu Người học sử dụng cùng email để nộp bài. Bài chỉ trùng lặp cao (có thể đến 100%) khi dùng 2 email nộp bài  bằng 2 tài khoản hoặc 2 đơn vị khác nhau (ví dụ Trụ sở chính và Cơ sở II, hoặc trường khác)
    22 Kết quả tra soát đạt 25% ở lần 2, GVHD yêu cầu bổ sung nội dung nên nội dung mới tăng 09 trang nên tỷ lệ trùng lặp trong nộp lần 3 cũng tăng hơn 30%. Vậy, Người học có thể sử dụng kết quả kiểm tra lần 2 không? Không được. Kết quả kiểm tra là tính cho bản thực tế được nộp
    23 - Vì sao khi nộp lại “Resubmit” lần 3 hệ thống không cho ra kết quả và không phản hồi, Người học nộp tiếp các lần 4, 5… vẫn như thế? - Khi tra soát lần 3, 4… nhưng không nhận kết quả như lần 1, 2. Hệ thống chỉ hiển thị biểu tượng -- Trường hợp này, Người học phải xử lý thế nào? Người học càng nộp lại nhiều lần thì thời xử lý càng lâu, lần 1 từ 15 phút đến 60 phút, lần 2 có thể 24 giờ, các lần sau có thể lên đến 1 tuần. Để hạn chế nộp và sửa quá nhiều lần, Người học nên thực hiện đúng hướng dẫn của TV trong buổi tập huấn, không dùng các thủ thuật để hạn chế tỷ lệ trùng lặp, và chỉ nộp bài hoàn chỉnh. Tuyệt đối không tiếp tục nộp khi chưa có kết quả vì việc nộp sẽ làm hệ thống quá tải và chỉ chậm thêm tiến độ xử lý. Nếu hết hạn tra soát mà vẫn chưa có kết quả, Người học liên hệ email hoclieuso.ekapverden.com để được hỗ trợ.
    24 Người học đã lỡ nộp nhầm file nháp và có kết quả đạt, Người học phải làm sao? Người học dùng chức năng Resubmit để nộp lại bài hoàn chỉnh. Nếu hết hạn nộp, Người học email xin phép GVHD và chuyển email GVHD đồng ý có đính kèm file LV/KLTN hoàn thiện đến hoclieuso.ekapverden.com để được hỗ trợ.
    25 Tên file sai cú pháp, kết quả bị lỗi font, Người học có phải nộp lại không? Nếu còn trong hạn nộp, Người học nộp lại “Resubmit”. Nếu đã hết hạn, TV sẽ hỗ trợ qua email hoclieuso.ekapverden.com
    26 Bài nộp chưa có kết quả  trùng lặp khi hết hạn tra soát sẽ xử lý thế nào? Trong thời gian đang tra soát, TV không thể can thiệp. Sau khi kết thúc thời gian tra soát, Người học liên hệ email hoclieuso.ekapverden.com để được hỗ trợ tra soát nhanh. Ngay khi có kết quả kiểm tra, Viên chức phụ trách gửi email thông tin đến SV, có CC cho GVHD để biết - Khi kết thúc tra soát, Thư viện sẽ xác nhận thời gian sinh viên nộp, thời gian trả kết quả để các đơn vị liên quan xem xét, chấp nhận theo tình hình xử lý của hệ thống theo hướng dẫn tại liên kết
    27 Bài nộp bị đánh dấu trùng lặp rất nhiều ở mục lục, bảng biểu, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo và các cụm từ cơ bản liên quan đến đề tài (ý định mua hàng, người tiêu dùng, gen z, nhân tố ảnh hưởng, thương mại điện tử ,...). Những lỗi trùng lặp có thể xử lý như thế nào? Tỷ lệ trùng lặp các phần này đã được tính trong 25% mà nhà trường quy định.
    4.      BIÊN BẢN TRA SOÁT VÀ KẾT QUẢ TRÙNG LẶP
    28 Khi có kết quả “Đạt” thì Người học có thể in ngay kết quả hay phải đợi đến khi hết hạn mới in? Người học chỉ tải và in kết quả sau khi hết hạn nộp bài. Nếu in sớm, kết quả có thể sai lệch và không được chấp nhận.
    29 Kết quả kiểm tra trùng lặp từ Turnitin có cần phải in màu hoặc in một mặt không? Không cần. Người học chỉ cần in trắng đen và in hai mặt.
    30 GVHD có thể ký “Biên bản Kiểm tra và xác nhận kết quả tra soát sản phẩm” trước TV hay không? Không. GVHD chỉ ký sau khi biên bản có xác nhận kết quả tra soát từ TV.
    31 Trong quá trình tra soát Người học sẽ có nhiều thắc mắc, Người học liên hệ để được hỗ trợ qua kênh nào? Người học đọc kỹ hướng dẫn tra soát trùng lặp qua website  TV //ekapverden.com/thu-vien/ và tổng hợp những câu hỏi thường gặp của Người học ở Mục “Người học” của website CSII //ekapverden.com/uncategorised/tong-hop-nhung-cau-hoi-thuong-gap-cua-nguoi-hoc/. Ngoài những thông tin trên, nếu Người học còn thắc mắc, vui lòng điền vào liên kết